DẠY TRẺ KỸ NĂNG CHÀO HỎI BỐ MẸ NÊN BIẾT

Ông bà xưa hay có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Có thể thấy, việc học lễ nghĩa đã được ông cha ta chú trọng từ xưa đến nay trong quá trình nuôi dạy trẻ. Vậy làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép một cách hiệu quả ngay từ bé

  1. Chào hỏi lễ phép là gì?

Chào hỏi lễ phép là cách thể hiện thái độ đúng mực và lễ độ đối với những người lớn tuổi hơn. Đây là một trong những hành vi thể hiện đức tính và nhân cách tốt đẹp của con người. Trong giao tiếp ứng xử, việc biết chào hỏi lễ phép với những người lớn tuổi hơn như anh chỉ, cô chú, cha mẹ, thầy cô… sẽ khiến trẻ được mọi người xung quanh yêu quý và đánh giá là ngoan ngoãn, gia đình có nề bếp và giáo dục tốt.

Biết cách chào hỏi lễ phép là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp trong tương lai. Đây là lý do khiến việc dạy trẻ kỹ năng chào hỏi quan trọng. Một lời chào lịch sự sẽ giúp trẻ tự tin làm quen và kết nối, đồng thời có được thiện cảm từ những người xung quanh.

  1. Tại sao dạy kỹ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ lại quan trọng?

Biết cách chào hỏi lễ phép là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp trong tương lai. Đây là lý do khiến việc dạy trẻ kỹ năng chào hỏi quan trọng. Một lời chào lịch sự sẽ giúp trẻ tự tin làm quen và kết nối, đồng thời có được thiện cảm từ những người xung quanh.

Việc bắt đầu hướng dẫn trẻ cách chào hỏi lịch sự và đúng cách với mọi người xung quanh sẽ giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của viêc ứng xử đúng mực với người khác. Ngoài ra, khi trẻ biết cách chào hỏi lễ phép, các con có thể dễ đang hợp tác với những người xung quanh như thầy cô, bạn bè. Đây là bước đầu để trẻ kết nối tạo mạng lưới quan hệ đa dạng và bền vững tỏng tương lai.

  1. Vì sao trẻ không chào hỏi người lớn?

Ngay từ bé, trẻ đã được cha mẹ rèn luyện cho nhiều kỹ năng sống để có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và hình thành nên các thói quen tốt. Và hầu hết phụ huynh đều dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn tuổi. Dù vậy, nhiều tình huống cho thấy trẻ không chào hỏi lễ phép đã xảy ra. Và theo các chuyên gia về tâm lý học cho rằng, đây là một trạng thái tâm lý rất bình thường, hay gặp ở trẻ. Lý giải cho trường hợp này, các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân khiến trẻ không chào hỏi người lớn như sau:

  • Trẻ muốn thể hiện quyền của bản thân trong việc chào hỏi người khác.
  • Trẻ cảm thấy lạ lẫm, không gần gũi khi tiếp xúc với người lạ.
  • Trẻ có tâm lý sợ hãi, nhút nhát khi gặp người đối diện.
  • Trẻ đang mệt hoặc có tâm trạng không vui, cáu kỉnh.
  1. 7cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép đơn giản

Khi gặp người lớn tuổi, trẻ chào hỏi lễ phép sẽ dễ tạo thiện cảm tốt với mọi người xung quanh. Đồng thời, hành động này cũng giúp hình thành thói quen tốt cho trẻ về sau. Dưới đây là 3 cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép đơn giản mà phụ huynh có thể tham khảo.

4.1. Không thúc ép trẻ chào hỏi

Trong quá trình dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn, các bậc cha mẹ cần chú ý không nên thúc ép con để tránh tình trạng gây áp lực quá lớn và có thể khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương. Việc thúc ép cũng sẽ tạo nên các cảm xúc tiêu cực ở trẻ, khiến trẻ cảm thấy khó khăn hơn trong việc chào hỏi người lớn. Về lâu dài, trẻ sẽ bắt đầu rụt rè, nhút nhát và trở nên thụ động trong giao tiếp hằng ngày. Do vậy, phụ huynh cần hướng dẫn con một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn để con từ từ thích nghi và tự tin hơn trong giao tiếp với người khác.

Picture1

4.2. Làm gương cho trẻ học theo

Trước khi đến trường, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ. Do đó, khi trẻ đã bắt đầu nhận thức được về thế giới xung quanh thì trẻ sẽ có xu hướng học hỏi và làm theo các hành động của bố mẹ. Vì vậy, khi dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép, phụ huynh nên làm mẫu để con noi gương. Các bậc cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách vui vẻ chào hỏi các người thân trong gia đình và bạn bè để trẻ học hỏi theo. Hơn nữa, phụ huynh cần tạo ra các tình huống giả định liên quan đến sở thích của trẻ để tăng thêm hứng thú, giúp trẻ nắm bắt nhanh và hiểu vấn đề sâu sắc hơn.

Picture2

4.3. Giải thích cho trẻ về tầm quan trọng của việc chào hỏi

Đối với trẻ còn ở độ tuổi mầm non, phụ huynh nên dành thời gian để giải thích, nói cho trẻ hiểu rõ về tầm quan trọng của những lời chào hỏi khi gặp người lớn. Bởi hầu hết trẻ em trong độ tuổi này đều chưa hiểu nhiều về ý nghĩa của mọi việc mình đang làm. Vì thế, phụ huynh nên cố gắng dùng cách đơn giản nhất để nói cho con biết được rằng chào hỏi lễ phép là một chuyện nên làm, là một hành vi tốt, giúp mối quan hệ giữa người với người có sự gắn kết, kết nối với nhau.

Ngoài ra, khi dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép, phụ huynh cũng nên để cho trẻ cảm nhận được cảm xúc mà lời nói cũng như hành động của mình mang đến cho người khác. Trong khi con chào hỏi với mọi người xung quanh, con sẽ cảm nhận được cả con và người đối diện đang có sự kết nối với nhau, giúp cho cả hai bắt đầu hình thành những cái nhìn thiện cảm về nhau

4.4 Dạy trẻ bằng phương pháp vừa học vừa chơi

Phương pháp dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép bằng cách vừa học vừa chơi vẫn luôn hiệu quả bởi trẻ em vốn dĩ rất hay tò mò và thích vui chơi. Ba mẹ có thể cho bé tham gia vào các trò chơi nhập vai để bé có cơ hội được thực hành nhiều hơn về kỹ năng này. Ngoài ra, ba mẹ có thể kể cho bé nghe câu chuyện về những tấm gương cư xử lễ phép để tạo cảm hứng cho bé thực hiện kỹ năng này.

Picture3

4.5. Biến việc chào hỏi trở thành phản xạ

Một trong những cách để giúp trẻ quen với việc chào hỏi đó là biến việc chào hỏi trở thành một phản xạ tự nhiên. Ba mẹ và những thành viên khác trong gia đình có thể dạy trẻ điều này bằng cách chơi trò nhập vai. Hãy thử đóng nhiều vai khác nhau như cảnh sát, lính cứu hỏa hay một con vật dễ thương nào đó thân thuộc với trẻ. Sau đó, diễn nhiều tình huống có thể giúp bé thực hành được kỹ năng chào hỏi. Sau một quá trình luyện tập và lặp lại nhiều lần, lời chào sẽ dần trở thành phản xạ của trẻ. Phương pháp này cũng thường được các giáo viên mầm non đưa vào giáo án giảng dạy kỹ năng chào hỏi lễ phép cho trẻ ở trường.

Picture4

4.6. Dạy con chào bằng cách bắt tay, kết hợp ánh mắt

Ngoài việc nói lời chào, ba mẹ có thể dạy trẻ chào hỏi bằng cách bắt tay kết hợp với ánh mắt. Ba mẹ có thể tận dụng trò chơi nhập vai để dạy cho trẻ cách bắt tay. Hành động này cũng nên được lặp lại thường xuyên để bé có thể ghi nhớ và chào hỏi bạn bằng cách bắt tay một cách tự tin. Hơn nữa, ba mẹ cũng nên khuyến khích trẻ giao tiếp bằng mắt để trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người. Ba mẹ có thể gợi ý cho bé tìm hiểu màu mắt của đối phương khi nói chuyện. Với cách làm thú vị này, trẻ sẽ đỡ cảm thấy căng thẳng mỗi khi nhìn vào mắt người khác trong lúc giao tiếp.

Picture5

4.7. Đừng quên động viên và khen ngợi bé

Lời động viên và khen ngợi từ phía ba mẹ rất quan trọng trong quá trình dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép. Ba mẹ hãy phản hồi lại với trẻ ngay khi trẻ chào hỏi một người nào. Nếu trẻ vẫn còn ngại ngùng, lo lắng nên chưa nói được trọn vẹn câu chào thì hãy động viên trẻ và nói rằng chúng sẽ làm tốt hơn vào lần sau. Lời động viên lúc này sẽ giúp trẻ cảm thấy tốt hơn và tiếp tục cố gắng cho lần sau thay vì cảm thấy chán nản. Còn khi trẻ đã làm tốt thì hãy nói với con rằng bạn đang cảm thấy rất tự hào vì con đang cư xử rất lễ phép.

Picture6

5. Cần lưu ý điều gì khi dạy trẻ kỹ năng chào hỏi?

Trong quá trình dạy trẻ kỹ năng chào hỏi, ba mẹ cần nhắc nhở trẻ những điều dưới đây để hoàn thiện hơn kỹ năng chào hỏi cho bé:

  • Khi giao tiếp với người lớn, lời chào phải là câu mở đầu câu chuyện, đồng thời nói chuyện dạ thưa lễ phép và biết hỏi thăm sức khỏe.
  • Nên giao tiếp với ánh mắt thân thiện. Cụ thể, khi giao tiếp nên hướng ánh mắt của mình vào đối phương, như một sự tôn trọng trong giao tiếp.
  • Hãy nói lời cảm ơn hay xin lỗi với thái độ thành khẩn và chân thành.
  • Hãy trả lời bằng câu hoàn chỉnh khi được người lớn hay bạn bè xung quanh hỏi. Trẻ con thường sẽ nói một câu trống rỗng và khá cụt do kỹ năng ngôn ngữ chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu ba mẹ chú ý chỉ dạy cho bé thì kỹ năng ngôn ngữ của bé sẽ phát triển hơn.
  • Luôn tôn trọng ý kiến của người khác, thể hiện qua việc không ngắt lời người khác, luôn biết lắng nghe và sẵn sàng đưa ra ý kiến.