“Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, với quan điểm này, tôi đã chọn chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” làm trọng tâm thực hiện. Nhận biết được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục, tôi đã xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để trẻ có được điều kiện phát triển tốt nhất, qua đó kích thích sự hứng thú, sáng tạo của trẻ. Từ đó tôi đã lên kế hoạch, phối hợp với nhà trường để xây dựng một môi trường tốt nhất cho trẻ.
Môi trường giáo dục bao gồm 3 môi trường chính: môi trường trong lớp, ngoài lớp và môi trường xã hội. Đối với môi trường trong lớp, giáo viên chủ động sắp xếp, trưng bày đồ chơi, hình ảnh, dụng cụ học tập phù hợp cho trẻ, để trẻ cảm thấy thoải mái nhất, đảm bảo cho trẻ học tập, vui chơi khỏe mạnh
<
- Môi trường trong lớp luôn được sắp xếp sao cho phù hợp với trẻ nhất
Đối với môi trường ngoài lớp, giáo viên đã phối hợp với nhà trường để xây dựng sân chơi ngoài trời cho trẻ gồm vườn hoa, vườn rau, khu vui chơi với cầu trượt, xích đu… khu vui chơi trò chơi dân gian, sân bóng, nhà xe….với sự thoáng mát, rộng rãi để trẻ thoải mái tự do vui chơi. Song song đó, trường còn sắp xếp xen kẽ bảng hiệu, hình vẽ để thêm sống động, vui tươi
- Trẻ thoải mái vui chơi với môi trường ngoài trời
Còn đối với môi trường xã hôi, nhà trường đề cao sự giao tiếp giữa trẻ và trẻ, cô và trẻ, phụ huynh với trẻ. Qua những sự giao tiếp đó, cô, phụ huynh có thể phối hợp để hình thành tính cách cho trẻ, hiểu trẻ hơn và trẻ thoái mái nói ra những suy nghĩ của mình. Chính môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với bạn, với môi trường xung quanh giúp cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn. Từ đó, trẻ cảm thấy yêu cô, yêu bạn và thích đến trường. Điển hình như em Trần Duy Minh Khang, lớp nhóm trẻ, khi mới vào học rất rụt rè, thụ động, chỉ chơi một mình và không muốn đến lớp. Nhưng chỉ sau 2 tháng được học theo phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, bé trở nên tự tin và hòa đồng cùng bạn.
- Nhà trường luôn đề cao tính tương tác giữa cô và trò
tạo cơ hội cho trẻ tự do khám phá một cách tự nhiên, hứng thú và sáng tạo. Trong mọi hoạt động, tôi đặt nhiều câu hỏi giúp trẻ suy nghĩ, giải quyết vấn đề và phát triển tư duy. Tôi cũng luôn lắng nghe trẻ, trò chuyện, chỉ dẫn, đưa ra gợi ý, khuyến khích trẻ, chơi cùng trẻ, củng cố kiến thức cho trẻ”.
Với những hiệu quả mà môi trường này mang lại đã giúp trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình. Đặc biệt, trẻ biết suy nghĩ và vận dụng những điều được học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải,… Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin phát huy khả năng sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục và phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
Điều quan trọng là giáo viên phải nắm được nhu cầu, hứng thú, khả năng của từng trẻ để có cách giảng dạy phù hợp. Vì vậy, giáo viên phải tạo nhiều cơ hội, môi trường thuận lợi cho trẻ . Môi trường ở đây không chỉ dừng lại ở trong lớp học mà tận dụng tất cả không gian trong và ngoài lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ được học, chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, trẻ được trải nghiệm theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp từng độ tuổi khác nhau. Qua đó, trẻ hình thành nhân cách và phát triển toàn diện”.
-
Kết hợp với nhà trường để xây dựng những “công trình” phục vụ cho việc học và chơi của trẻ
Trong tương lai sẽ tiếp tục duy trì và phát triển môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm tạo được môi trường tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, từ đó nuôi dưỡng những mầm non tương lai của đất nước.