TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẦM NON VÀ CÁCH THỨC ĐỂ TỔ CHỨC CHO TRẺ CHƠI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HOÀ

1. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ LÀ GÌ?
Là tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi mô phỏng lại sinh hoạt thường ngày của người dân Việt Nam ta và dựa trên sự sáng tạo, làm mới của mọi người nhằm có thể cho ra một trò chơi gắn liền với truyền thống của dân tộc
VD: Qua trò chơi dân gian “Kéo cưa lừa xẻ” Trò chơi với lời hát trong sáng, vui tươi giúp trẻ em phát triển khả năng ngôn ngữ, ghi nhớ đồng thời am hiểu hơn các kiến thức nghề nghiệp của nghề thợ mộc
2. VÌ SAO CẦN TỔ CHỨC TCDG CHO TRẺ
TCDG giúp trẻ thấm nhuần truyền thống dân tộc
Vì Trò chơi dân gian là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa…
Thông thường, các hình ảnh được xuất hiện trong những trò chơi dân gian thường tái hiện lại cuộc sống thường ngày của mọi người và kết hợp với các giai điệu êm tai, câu ca dao hấp dẫn tăng thêm sự thú vị cho mỗi trò chơi. Đồng thời, các trò chơi dân gian cũng mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa của người dân Việt Nam.
VD: thông thường các trò chơi dân gian cũng được đi kèm với những câu hát đồng dao, ca dao. Chính điều này đã tăng thêm tính nhịp điệu để giúp trẻ em hoặc người chơi có thể nhớ kỹ và dễ dàng học thuộc lòng những câu thơ dân gian. Như trò chơi “Rồng rắn lên mây”, “chi chi chành chành”…….
Qua những TCDG giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mỹ, đạo đức và các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ sau này một cách rất lành mạnh
VD: Trò chơi”ô ăn quan” rèn tư duy sáng tạo để đưa ra chiến thuật riêng cho mình đồng thời biết cách tính toán, cân nhắc.
Trò chơi “thả đĩa ba ba” rèn cho trẻ khả năng vận động nhanh nhẹn, phát triển thể chất. giáo dục trẻ chơi hòa đồng cùng bạn, với mọi người xung quanh
Trò chơi “chi chi chành chành” là trò chơi tập thể, yêu cầu các bé phải thuộc và đọc đúng lời đồng dao theo nhịp qua trò chơi sẽ giúp trẻ: Trẻ được hoạt động tập thể, rèn luyện khả năng phán đoan, Rèn luyện cho trẻ cách đọc rõ ràng, đúng nhịp bài đồng dao, rèn khả năng giao tiếp, hòa đồng với mọi người…………
Đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí cho trẻ
Đặc điểm của trẻ MN “học bằng chơi – chơi mà học”. TCDG mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ GV sẽ tổ chức những trò chơi phù hợp
Tiếp nối, kế thừa, phát huy lợi ích của TCDG
Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước – đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, việc tổ chức TCDG cho trẻ là rất cần thiết
Tạo sự gắn kết với mọi người
Hầu hết các trò chơi dân gian hiện nay đều sẽ là những trò chơi được chơi theo tập thể. Thế nên, góp phần tạo sự đoàn kết và gắn kết giữa nhiều người chơi với nhau. Thêm vào đó, có một số trò chơi còn yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các người chơi.
Do đó mà mọi người có thể xây dựng một kế hoạch hợp lý nếu muốn giành chiến thắng. Đồng thời, qua những trò chơi tập thể như thế mà trẻ em có thể biết được hình thức hợp tác, chia sẻ nhiệm vụ và còn biết chịu trách nhiệm việc mình làm, yêu thương nhau hơn nữa.
VD: trò chơi rồng rắn lên mây, kéo co, đua thuyền……..
Giảm thời gian tiếp xúc với công nghệ và điện tử
Hầu hết các trò chơi điện tử hiện nay đều có tính bạo lực. Vì vậy nếu trẻ em tiếp xúc với các trò chơi điện tử sớm và trải nghiệm lâu dài thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành và phát triển nhân cách của đa số trẻ em. Bởi trẻ nhỏ thường hay có tính bắt chước và sự non nớt học hỏi của trẻ là rất lớn. Do đó, những người lớn cần phải tổ chức các trò chơi dân gian lành mạnh để không ảnh hưởng tác động xấu đến trẻ.
Thêm vào đó, nếu các bé tiếp xúc với công nghệ sớm thì cũng có thể xảy ra tình trạng gây nghiện, gây ảnh hưởng đến việc học cũng như những sinh hoạt hàng ngày. Và nếu tiếp xúc với điện tử, công nghệ liên tục thì các bé cũng sẽ gặp phải vấn đề về thị lực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt.
3. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ
Trò chơi không chỉ là phương tiện lôi cuốn, tập hợp các em mà còn là một phương pháp giáo dục nhẹ nhàng mà hiệu quả. Thông qua những trò chơi nhỏ mang tính chất “làm theo lời tôi nói, không làm theo động tác của tôi” sẽ tạo cho các em phản xạ nhạy bén, linh hoạt. Những trò chơi vận động giúp các em giải phóng năng lượng, rèn luyện thể chất, các trò chơi trí tuệ giúp các em ghi nhớ các kiến thức về tự nhiên và xã hội…
1. 3 Một số yêu cầu:
– Cho trẻ hoạt động theo nhu cầu và hứng thú của trẻ, không áp đặt theo ý muốn chủ quan của người lớn.
– Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, vốn hiểu biết của trẻ về những tri thức kỹ năng sẽ dạy và yêu cầu cần đạt để xác địnhnội dung hoạt động phù hợp
– Tạo môi trường chơi đa dạng, phong phú, hấp dẫn và an toàn đối với trẻ.
Khi tổ chức trò chơi học tập vừa phải chú ý đến mục đích dạy học (củngcố kiến thức, rèn luyện kỹ năng) vừa phải chú ý thích đáng đến mục đích giáodục (Rèn luyện những phẩm chất đạo đức, những quy tắc ứng xử).
2. 3 Phương pháp tổ chức trò chơi :
Cần linh hoạt trong tổ chức trò chơi, nhưng cơ bản có các bước sau:
-Bước 1: Ổn định tổ chức, sắp xếp đội hình.Đội hình được sắp xếp sao cho phù hợp địa hình và nội dung trò chơi.
Ví dụ: vòng tròn, hàng ngang, chữ U, theo từng nhóm… Xác định vị trí điều khiển, vị trí nhóm làm mẫu (nếu có) để có thể bao quáthết người chơi.
– Bước 2: Giới thiệu trò chơi Bao gồm: tên trò chơi, cách thức tiến hành, các luật lệ, hiệu lệnh qui định, cách đánh giá thắng thua, thưởng, phạt…
– Bước 3: Chơi nháp Có thể làm nháp 1 hoặc 2 lần để người chơi nắm vững luật chơi. Nếu trò chơi tương đối đơn giản có thể bỏ qua bước này.
– Bước 4: Tiến hành chính thức
Điều khiển trò chơi, quan sát, động viên, lôi cuốn mọi người tích cực hoà mình vào cuộc chơi..
– Bước 5: Công bố kết quả Đánh giá kết quả khi trò chơi kết thúc, nếu là trò chơi mang tính chất thưởng, phạt thì tiến hành phạt người thua bằng một trò chơi nhỏ tiếp theo
4. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ
Trên tiết học và lồng ghép vào các hoạt động khác trong ngày
Trên tiết học như vào hoạt động hướng dẫn trò chơi mới GV tổ chức hướng dẫn cho trẻ chơi 1 TCDG nào đó
Lồng ghép trong các hoạt động khác như: đón trẻ, HĐNT, HĐVC, giờ chuyển tiếp giữa các hoạt động …
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.
Với HĐ ngoài trời: tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên tổ chức cho trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, ” Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”….
Với hoạt động góc: có thể cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: ” Ô ăn quan”, “Kéo cưa lửa xẻ”, “chi chi chành chành”……
Với hoạt động chung và hoạt động chiều ( chủ yếu diễn ra trong phòng nhóm ): nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”…
HÌNH ẢNH CÁC BÉ ĐƯỢC CHƠI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN Ở TRƯỜNG MẦM NON VĨNH HÒA
12
3456781215161017