UBND HUYỆN PHÚ GIÁO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN VĨNH HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: / KH-MNVH Vĩnh Hòa, ngày 29 tháng 8 năm 2023
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỔ TỰ QUẢN
“V/v Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường MN”
Năm học: 2023-2024
Căn cứ vào sự hướng dẫn của Sở y tế Tỉnh Bình Dương về việc chỉ đạo thực hiện “Vệ sinh an toàn thực phẩm ” trong các cơ sở giáo dục mầm non năm học: 2023 – 2024;
Căn cứ vào sự hướng dẫn chỉ đạo của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Phú Giáo về việc chỉ đạo thực hiện “ Vệ sinh an toàn thực phẩm ” trong các cơ sở giáo dục mầm non năm học: 2023 – 2024;
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị trong công tác nuôi dưỡng trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong đơn vị;
Nay trường Mầm Non Vĩnh Hòa xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ tự quản “ Vệ sinh an toàn thực phẩm ” trong trường cụ thể như sau:
I. NỘI DUNG CÔNG TÁC
1. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, qua con người.
2. Mỗi cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường nghiêm túc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tham gia tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cháu và cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường.
4. Xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, qua con người trong trường học.
5. Bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bếp ăn của trường theo quy định, đặc biệt lưu ý các nội dung sau:
– Về điều kiện cơ sở vật chất: đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết kế bố trí đúng theo nguyên tắc bếp 1 chiều và cấu trúc đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Về điều kiện thiết bị, dụng cụ: tất cả các dụng cụ nấu nướng, chế biến, sử dụng, bảo quản, chứa đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định
– Về điều kiện con người: Đảm bảo mỗi nhân viên làm việc trong trường hàng năm được khám sức khoẻ, học tập kiến thức và thực hành tốt chế độ vệ sinh cá nhân.
6. Kiểm soát chặt chẽ thực phẩm cung cấp cho trường trong: Hợp đồng cung cấp thực phẩm, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, khâu chế biến nấu nướng, khâu bảo quản, vận chuyển thức ăn của nhân viên cấp dưỡng của trường.
7. Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát và cấm các loại hàng rong bán thực phẩm xung quanh trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo quy định.
8. Bồi dưỡng kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường. Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình giáo dục.
9. Xây dựng những quy định, nội quy bếp về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với giáo viên và cấp dưỡng.
10. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của các bộ phận trong trường.
II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:
1. Trưởng ban tổ tự quản:
a) Chủ trì, tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định, những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, các chế độ cho công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của đơn vị.
b) Chủ trì, phối hợp với các ban ngành liên quan trong điều tra xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong đơn vị ( nếu có ) và báo cáo cho lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo kịp thời.
c) Chủ trì, phối hợp với y tế địa phương tổ chức tập huấn, khám sức khỏe định kỳ cho cấp dưỡng trực tiếp chế biến thực phẩm và giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ.
d) Cung cấp tài liệu, thông tin tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các thành viên trong tổ tự quản và phổ biến trong tập thể sư phạm trường.
e) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cháu, cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh trong của trường.
f ) Thực hiện báo cáo kết quả hoạt động công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho lãnh đạo cấp trên theo quy định .
2. Phó ban tổ tự quản:
a) Chủ trì, tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, các cháu và phụ huynh của trường.
b) Chỉ đạo việc thực hiện những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiên quyết không để ngộ độc thực phẩm xảy ra trong đơn vị .
c) Liên hệ Y tế địa phương, sắp xếp, tổ chức cho giáo viên, cấp dưỡng tham gia tập huấn kiến thức, khám sức khoẻ định kỳ .
d) Chỉ đạo lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động hàng ngày của trẻ.
e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn hang ngày( Kiểm tra, giám sát hàng ngày để nhắc nhỡ và kịp thời khắc phục những hạn chế nếu có ). Tham mưu cho tổ trưởng để biểu dương kịp thời các gương tốt và xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm theo thẩm quyền.
f) Thực hiện, báo cáo kết quả hoạt động công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn thgeo quy định ngành học.
3/ Các thành viên trong tổ:
a) Có nhiệm vụ phối hợp kiểm tra, giám sát các hoạt động của tổ / khối hàng ngày theo bảng quy định về vệ sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm. Báo cáo kịp thời cho tổ trưởng tổ hoặc tổ phó để kịp thời khắc phục sữa chữa.
b) Thường xuyên kiểm tra nhắc nhỡ, động viên các chị em trong tổ, trong đơn vị thực hiện tốt các quy định về VSATTP, đảm bảo ATTP, thực hiện tốt việc kiểm tra nguồn nguyên liệu nhập vào.
c) Báo cáo kịp thời những sai phạm quy định về vệ sinh, VSATTP cho tổ trưởng.
Trên đây là kế hoạch hoạt động của tổ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm năm học 2023 -2024 của trường MN Vĩnh Hòa.