GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG – BÉO PHÌ THÁNG 12/2023

GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG
Để khắc phục tình trạng trẻ suy dinh dưỡng trường mầm non Vĩnh Hòa đã thực hiện các biện pháp sau:
*Với trẻ SDD thể nhẹ cân và thể gấy còm:
Thực hiện bảng tin tuyên truyền tại trường như: tranh ảnh, tin bài phóng sự có liên quan đến trẻ suy dinh dưỡng.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ: đạm, béo, đường, vitamin và muối khoáng.
Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, số lượng tăng dần.
Tạo cảm giác thèm ăn cho trẻ như chế biến đa dạng món ăn khác nhau, thay đổi món ăn hàng ngày, hàng tuần.
Ngoài bữa chính nhà trường bổ sung thêm sữa, yaourt, bánh flan, các loại trái cây…
Đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ như: Rửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Cho trẻ vận động ngoài trời vào 8h đến 9h sáng hàng ngày để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm để bổ sung vitamin D cho trẻ.
Giáo viên chủ nhiệm quan tâm trẻ suy dinh dưỡng mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt động viên trẻ ăn hết suất, ngủ đủ giấc…
Đối với trẻ suy dinh dưỡng cân trẻ 1 lần/ tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ.
Lớp học thoáng mát, có đủ ánh sáng tự nhiên.
*Với trẻ SDD thấp còi: Ngoài những biện pháp trên giáo viên cho những trẻ thấp còi luyện tập thêm thể dục như đạp xe đạp, tập thể dục nhịp điệu với các động tác vươn cao, duỗi dài…
ĐỐI VỚI PHỤ HUYNH
Cần cho trẻ uống vitamin A và thuốc tẩy giun đúng định kỳ.
Cho trẻ ăn chín uống sôi phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa.
Đối với trẻ suy dinh dưỡng sức đề kháng của trẻ yếu cần cách ly trẻ với các nguồn truyền nhiễm.
Về mùa lạnh cần giữ ấm cho trẻ không để trẻ bị nhiễm lạnh.
Hàng ngày cho trẻ tập các bài thể dục hợp lý như đạp xe đạp, các bài tập vươn cao, duỗi dài…
để tăng cường sức đề kháng và phát triển hệ vận động tốt hơn.
Bổ sung thêm sữa, phô mai…cho trẻ.
* Với trẻ SDD thấp còi phụ huynh cần bổ sung thêm sắt/axitfolic, kẽm, iot, canxi và đa vi chất.
Để thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ và giảm bớt tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trường mầm non Vĩnh Hòa tập thể giáo viên nhân viên trường phối hợp với phụ huynh học sinh quyết tâm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BÉO PHÌ
Để khắc phục tình trạng béo phì rất khó khăn do phải kiên trì cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, thời gian khắc phục không chỉ kéo dài hàng tháng, hàng năm mà có khi suốt cả cuộc đời. Mục đích của là làm giảm cân nặng và giữ tốc độ tăng trưởng. Nhà trường và phụ huynh cần chú trọng kết hợp 2 phương pháp: điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường hoạt động thể lực mỗi ngày để tiêu hao năng lượng thừa.
Thay đổi dần dần chế độ ăn uống cho trẻ:
Trước tiên muốn khắc phục béo phì vẫn phải đảm bảo cho trẻ lớn lên và phát triển về mọi mặt. Do đó không phải bắt trẻ nhịn ăn, hoặc ăn quá ít sẽ làm cho trẻ mỏi mệt, luôn luôn buồn ngủ, học hành kém đi, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, và từ đó sẽ dễ bị bệnh tật. Như vậy nên cho trẻ ăn uống cho vừa đủ.
ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG
Thực hiện bảng tin tuyên truyền tại trường như: tranh ảnh, tin bài phóng sự có liên quan đến trẻ béo phì.
Ơ trường vẫn cho trẻ ăn đủ lượng protid, tăng cường rau xanh cho trẻ hàng ngày như rau cải, bí xanh, rau dền mồng tơi…
Hạn chế các chất béo như mỡ, bơ thay mỡ động vật bằng dầu thực vật, nhà trường cho trẻ ăn các loại rau, củ luộc, hấp nhiều hơn chiên xào và cho trẻ ăn các loại trái cây tươi ít ngọt( như mận, củ sắn, thanh long, bưởi, táo ta, đu đủ, cam….) để vừa giảm cung cấp năng lượng vừa bổ sung thêm lượng Vitamin, muối khoáng vừa dễ tiêu hoá hấp thu và ngừa táo bón, thải cholesterol và các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Giáo viên cho trẻ béo phì tập thể dục ít nhất 1 – 2 lần mỗi ngày. Lúc tập thể dục sáng xong cho trẻ tập thêm các bài tập dành cho trẻ béo phì. Trẻ lắc vòng, leo cầu thang, đá bóng, đu xà, đạp xe đạp… với các dụng cụ trang bị tại sân trường. Hoạt động thể lực sẽ làm tiêu bớt mỡ thừa, cơ thể trẻ sẽ săn chắc và gọn hơn.
Các cô giáo cho trẻ béo phì tham gia thêm các hoạt động trong lớp như trực nhật, xếp ghế, phơi khăn phụ cô giáo…..
ĐỐI VỚI PHỤ HUYNH
Hạn chế tối đa cho trẻ ăn mỡ động vật, các món chiên xào, bánh rán, các chất ngọt như nước ngọt, kẹo, bánh ngọt, sôcôla, thay sữa có đường bằng sữa không đường, không cho trẻ luôn luôn ăn quà vặt, giữa các bữa ăn nếu trẻ đói có thể cho ăn trái cây.
Vẫn cho trẻ ăn đủ lượng protid, tăng cường rau xanh cho trẻ hàng ngày như rau cải, bí xanh, rau dền mồng tơi…
Cho trẻ ăn các loại trái cây tươi ít ngọt như mận, củ sắn, thanh long, bưởi, táo ta, đu đủ, cam….cguab bi ve

Cho trẻ tập thể dục, đá bóng, tập bơi, học võ, chạy bộ, đạp xe đạp…
TRẺ SDD – THỪA CÂN – BÉO PHÌ THÁNG 12/2023
* Tổng số trẻ SDD và thừa cân – béo phì tháng 12/2023: 63/290 tỷ lệ: 21,72%
Trong đó tổng số trẻ SDD thể nhẹ cân: 1/290 trẻ tỷ lệ: 0,34%, Trẻ SDD thấp còi: 4/290 trẻ tỷ lệ: 1,37%, trẻ SDD gầy còm: 0/290 trẻ tỷ lệ: 0 %, trẻ SDD cả 2 thể 3/290 trẻ tỷ lệ: 1,03% , trẻ thừa cân: 27/290 trẻ tỷ lệ: 9,31%, trẻ béo phì 36/290 trẻ tỷ lệ: 12,41%.